0 Đơn Hàng - 0 VNĐ
Giỏ của bạn chưa có sản phẩm nào!
Sản phẩm của bạn Giá

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh thủy lực YWZ

1. Sơ lược về cấu tạo của 1 bộ phanh thủy lực loại tang trống gồm có:

- Khung phanh

- Hệ thống lò xo nén (ép chặt má phanh) Có thể chỉnh được lực ép để tăng momen phanh

- Guốc phanh gắn liền với má phanh. má phanh có thể được thay thế khi bị mòn

- Bầu phanh: là phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh khi phanh hoạt động

, bầu phanh được chế tạo theo nhiều chế độ từ làm việc nhẹ, trung bình, liên tục...vv Tần suất hoạt động và độ bền của bầu phanh là phần quan trọng nhất của phanh thủy lực. Khi chọn mua phanh thủy lực ta cần chọn loại bầu phanh phù hợp với tần suất làm việc và sử dụng để có được hiệu quả kinh tế cao ít phải thay thế và sửa chữa. 

 

 2. Lắp đặt phanh thủy lực: 

Phanh thủy lực thường được lắp ở đầu trục của động cơ hoặc ở trục đầu vào của hộp giảm tốc. Đường kính tang trống và momen phanh phải được tính toán cho phù hợp nhất là đối với cơ cấu nâng. phải đảm bảo không được trôi tải khi đang nâng vật hoặc khi có sự cố hoặc mất điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. trong trường hợp momen phanh lớn thì phải lắp nhiều phanh thủy lực làm việc đồng thời hoặc kết hợp với các hệ thống phanh khác như phanh đĩa, phanh điện từ, phanh đuôi của động cơ...vv

Việc lắp đặt phanh thủy lực phải đàm bảo khi mở phanh thì cơ cấu truyền động phải hoạt động nhẹ nhàng. khi phanh đã mở phải quay tay được tang phanh nhẹ nhàng, tránh việc lắp đặt sai lệch hoặc chỉnh khe hở má phanh không đều dẫn đến cản trở hoạt động của động cơ và làm cháy động cơ.

 

Hình 1: Lắp 2 phanh thủy lực làm việc đồng thời

Hình 2: Lắp 1 phanh thủy lực

3. Nguyên lý hoạt động của phanh thủy lực:

         + Khi chưa đóng điện

Phanh thủy lực luôn làm việc ở trạng thái thường đóng, má phanh được xiết chặt vào bánh phanh (Tang phanh) nhờ hệ thống lò xo và momen phanh được nhà sản xuất quy định cho từng loại phanh. Trong mỗi cơ cấu nâng khi thiết kế ta chọn momen phanh sao cho phù hợp với tốc độ và tải trọng của từng cơ cấu.

Riêng với cơ cấu nâng hạ Cửa Van, cơ cấu nâng hạ được trang bị 2 phanh có momen tương đương nhau để đảm bảo an toàn cho cơ cấu khi hãm trong 1 thời gian dài. Có cơ cấu cần gạt để mở phanh bằng tay (tương đương với cơ cấu của phanh cơ khí) trong trường hợp mất điện hay xảy ra sự cố người vận hành có thể mở phanh để đóng chặt Cửa Van khi cần thiết.

+Khi đóng điện

Trong quá trình nâng hạ khi cấp điện cho cơ cấu nâng thì động cơ bơm thủy lực của phanh được cấp điện và bơm dầu để mở phanh. cần phải kiểm tra lực đẩy của con đẩy thủy lực xem có dứt khoát và đủ lực không. trong trường hợp thiếu dầu hoặc bị rò rỉ phớt hoặc các bộ phận của bầu phanh thì cần phải thay thế bầu phanh ngay. 

Liên hệ mua hàng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

SĐT hỗ trợ kỹ thuật: 0918.088.078 

 

Top