0 Đơn Hàng - 0 VNĐ
Giỏ của bạn chưa có sản phẩm nào!
Sản phẩm của bạn Giá

Động cơ dùng cho cầu trục - palang

ĐỘNG CƠ ĐIỆN CẦU TRỤC.

Động cơ cầu trục có yêu cầu rất khắt khe về chế độ làm việc. Đó là làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại hoạt động và dừng liên tục trong thời gian ngắn. 

 

Động cơ cầu trục có số lần(tần suất) đóng điện lớn, khả năng đảo chiều quay, phanh hãm, chịu quá tải phải tốt nhất là động cơ nâng cần phải có hệ số chịu quá tải lớn, có momen thay đổi theo tải trọng rõ rệt. Khi điều khiển yêu cầu quá trình tăng tốc, giảm tốc phải  nhẹ nhàng(êm ái). Phạm vi điều chỉnh phải rộng có các đường đặc tính cơ  thỏa mãn yêu cầu công nghệ.

Các động cơ cho cầu trục bắt buộc phải có phanh hãm để giữ chặt các trục của động cơ khi bị mất điện(thường là các loại phanh thường đóng). Hệ thống phanh có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các bộ phận khác trong nhà máy sản xuất. Thông thường các loại phanh sử dụng cho cơ cấu nâng hạ thường sử dụng phanh điện từ hoặc phanh thủy lực.

Các động cơ di chuyển phải được trang bị các công tắc hành trình để hạn chế chuyển động của cơ cấu khi đến các vị trí giới hạn. Với động cơ nâng hạ thì cần phải có hạn chế hành trình nâng.

Có 2 loại động cơ phổ biến dùng cho cầu trục là:

- Động cơ rô to dây quấn: là dòng động cơ chuyên dùng cho cầu trục hoặc chế tạo tời nâng, tời kéo, xe con cầu trục. Động cơ dây quấn có các chế độ làm việc: S2, S3, S4, S5 do đó khi tính toán và chế tạo phải lựa chọn chế độ làm việc cho phù hợp. Động cơ dây quấn có ưu điểm về khởi động và điều chỉnh tốc độ đơn giản thông qua điện trở mắc nối tiếp vào mạch rô to.

- Động cơ rô to lồng sóc: đây là loại động cơ thường dùng cho các palang đồng bộ, có tần suất làm việc cao, chịu quá tải lớn, điều khiển tốc độ thông qua biến tần dải tần số điều khiển lớn.

Liên hê tư vấn và đặt hàng: Mr. Sinh - 0987.040.555

Top