0 Đơn Hàng - 0 VNĐ
Giỏ của bạn chưa có sản phẩm nào!
Sản phẩm của bạn Giá

Cách chọn điện trở cho động cơ roto dây quấn YZR, JZR

Làm sao để chọn điện trở cho động cơ YZR và JZR?

Các thông số thể hiện trên mã hiệu điện trở? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người làm trong lĩnh vực động cơ, cẩu trục, nhà máy thép, mía đường. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: 

1. Điện trở cho động cơ rotor dây quấn hay còn gọi là điện trở phụ mắc nối tiếp vào mạch rô to có tác dụng làm giảm dòng khởi động và thay đổi tốc độ cho động cơ mà không cần dùng biến tần. Với giá thành rẻ có độ bền cao, chịu được môi trường khắc nghiệt nóng ẩm, bụi bặm, nhiệt độ môi trường cao mà biến tần có thể không làm việc được. 

2. Để chọn được điện trở cho động cơ rô to dây quấn chúng ta phải biết được các thông số cơ bản sau

- Công suất động cơ >> RẤT QUAN TRỌNG

- Tốc độ quay động cơ ( Số đôi cực từ P) >> RẤT QUAN TRỌNG

- Dòng điện định mức cho stator

- Dòng điện định mức cho Rotor 

- Chế độ làm việc của động cơ (Dài hạn, ngắn hạn, ngắn hạn lặp lại) >> RẤT QUAN TRỌNG

Động cơ làm việc đúng chế độ sẽ rất bền vì nhà sản xuất chế tạo theo yêu cầu hoặc các chuyên gia đã tính toán lựa chọn cho mỗi loại tải khác nhau vậy khi cần thay thế hoặc lắp mới chúng ta phải tuân thủ đúng chế độ làm việc. có các chế độ làm việc theo tiêu chuẩn S1, S2, S3, S4, S5 

VD Động cơ cẩu trục: Thường có chế độ làm việc S3, S4,S5 - 25%, 40%, 60%, 100% Đây là chế động ngắn hạn lặp lại với tần xuất cao, chế độ tải nặng vì tải nâng hạ. Chế độ làm việc càng nặng thì kích thước động cơ càng to, dây quấn lớn đảm bảo quá trình khởi động liên tục mà không bị quá tải. 

Cặp cực của động cơ hay còn gọi là cực từ P quyết định tốc độ quay động cơ theo công thức N=60f/P (Động cơ không đồng bộ 3 pha thì sẽ có tốc độ thường nhỏ hơn tốc độ từ trường quay theo công thức trên) Vậy động cơ có số cực từ P càng lớn thì tốc độ quay càng chậm > Điện trở dây quấn lớn > dòng điện càng cao. Vậy chúng ta cần phải biết động cơ có mấy cực từ P > suy ra được tốc độ quay hoặc ngược lại.

VẬY ĐỂ CHỌN ĐƯỢC ĐIỆN TRỞ CHO ĐỘNG CƠ CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT ĐƯỢC 3 THÔNG SỐ "RẤT QUAN TRỌNG" Ở TRÊN

Khi đã có các thông số rồi thì chúng ta dựa vào catalogue hoặc mã hiệu của nhà sản xuất để chọn điện trở phụ cho động cơ rotor dây quấn 1 cách đơn giản. Hiện nay thường sử dụng 3 loại điện trở cho động cơ dây quấn YZR và JZR. Với các động cơ có công suất lớn thì nhà sản xuất họ sẽ ghép các giàn trở lại với nhau dựa vào 3 thông số RẤT QUAN TRỌNG ở trên. 

- Điện trở dạng dây quấn dẹt: Đây là loại điện trở thường dùng cho các loại động cơ có công suất nhỏ, chế độ làm việc nhẹ như cơ cấu di chuyển chân cầu trục. 

 - Điện trở dạng dây quấn tròn: Đây là loại điện trở được dùng phổ biến nhất, chế độ làm việc cao, dùng được cho các động cơ tải nặng, có giá thành rẻ 

 

 - Điện trở lá thép không gỉ: Đây là loại điện trở chất lượng cao, được chế tạo phức tạp từ các vật liệu hợp kim dạng inox có điện trở suất lớn, Tản nhiệt tốt, Dùng cho các cơ cấu làm việc nặng, nhẹ đều được

 * GIẢI THÍCH MÃ HIỆU CÁC DÒNG ĐIỆN TRỞ DÙNG CHO ĐỘNG CƠ RÔ TO DÂY QUẤN YZR -JZR?

Giải thích sơ đồ tính từ trái sang phải:

* R: Resistor - Điện trở

* Ô vuông thứ 1: Mã hệ thống điều khiển (Điều khiển đối xứng hay không đối xứng) người ta còn gọi là hệ thống điện trở cân pha, điện trở lệch pha. Chúng ta chỉ cần nhìn sơ đồ mắc điện trở theo catalogue 

VD: RT - Hệ thống T Cam: Điện trở lệch pha # RS,RQ - Hệ thống điện trở cân pha 

* 5: Số serie thiết kế để phù hợp với động cơ YZR

* Ô vuông thứ 2: Chế độ làm việc của động cơ thường có các số 2,4,6 - 2 là 25%, 4 là 40% và 6 là 60%

VD: RS54 > Điện trở đối xứng, loại cân pha, dùng cho động cơ YZR chế độ làm việc động cơ là 40%

* Ô vuông thứ 3: Số khung động cơ hay còn gọi là kích thước động cơ S,M,L >> thể hiện Mã hiệu động cơ

* Ô vuông thứ 4: Số cực từ của động cơ >> Thể hiện tốc độ quay của động cơ

* Ô vuông thứ 5: Số lượng giàn trở ghép với nhau

* Ô vuông thứ 6: Mã loại điện trở sử dụng để ghép giàn: (loại tròn J,Y,D), loại dẹt B, loại thép không gỉ H

* Ô vuông thứ 7 cuối cùng: X có Vỏ bảo vệ của điện trở, không có vỏ để trống

 

 

 

 

Top